Kem đánh răng Dạ Lan thời đó dùng rất tốt, buổi sáng đánh răng không bị ê. Còn bây giờ phải thật sự tìm kiếm mua, mới thấy; tôi vô cùng xúc động, mong kem Dạ lan một lần nữa tràn ra miền Bắc, và toàn VIỆT NAM. Tôi sẽ nhiệt tình mua cổ vũ, cho hãng kem đánh răng đã nổi tiếng một thời …
Đó là những gì được kể, từ thế hệ 7x, 8x, khi được hỏi: “nhãn hiệu kem đánh răng nào, còn xuất hiện trong ký ức tuổi thơ…”
Thuở ấy, hầu như Dạ Lan đã là kem đánh răng tốt nhất thế giới, trong hầu hết tâm trí người Việt rồi.
Phải kể khổ tí đã. Xưa, mỗi lần mẹ đi chợ về, tôi lại chạy ra, vạch cái làn đỏ, xem bà hôm nay có gì mang về không.
Phần thưởng, thường là một bịch chè. Tôi thường bỏ qua nó, nếu thấy một hộp kem đánh răng Dạ Lan, mới từ trong quán.
Đó luôn là thứ tôi thích nhất. Nó to, dài và cứng nữa, tạo ra cảm giác thích thú, khi cầm nắm.
Chỉ vào mặt cô gái đang cười trên vỏ, hộp kem đánh răng Dạ lan: mẹ ơi, cô này tên là Dạ Lan hả mẹ.
Sau đó tôi hý hoáy cắt vỏ hộp, thành 3 lỗ vuông bằng nhau. Và đẩy đi như một đoàn tàu.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết này.
Để đáp lại tình cảm của bạn, blog Kiếm tiền edu sẽ gửi đến bạn: chân dung một huyền thoại, người tạo nên một nhãn hàng kem đánh răng cho người Việt, đã xuất sắc đánh bại hàng Trung Quốc như thế nào.
Bài viết từ: Kiếm tiền edu chấm com
Rẻ hay miễn phí, nghe thì thích đó, nhưng mà chán như cơm thừa. Bà con nhớ đó.
Mọi người đều biết, sau 1975, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn bao cấp. Khiến kinh tế chính thức chìm trong tăm tối. Nhà nước:
Cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó.
Tiền bạc thời ấy chả ý nghĩa gì. Hàng hóa được nhận miễn phí bằng tem phiếu; và sổ gạo đánh dấu mỗi hộ, được cấp bao nhiêu lương thực trong tháng.
Câu nói: “Buồn như mất sổ gạo”, giúp bà con biết thứ gì quý nhất thời đó.
Thì mọc ra ông chú Trịnh Thành Nhơn, chuyên sản xuất xà phòng, cung cấp cho thương nghiệp quốc doanh.
Anh chị còn biết, hễ cái gì dính đến quốc doanh, thì đều quan liêu, và bôi trơn:
“Nhà sản xuất thời đó được coi là “một cổ nhiều tròng”. Để có một hợp đồng mua bán, thường phải qua cả chục “cửa” và tất nhiên không thiếu những khoản “bôi trơn”. Cuối cùng, người tiêu dùng là người chịu thiệt nhất. Còn người sản xuất cũng sống đời “ba chìm, bảy nổi”.” Ông nói.
Luật kinh doanh thậm chí chưa soạn thảo. Tình trạng ngăn sông cấm chợ, khiến việc mua bán nguyên liệu rất khó khăn.
Nguồn cung nguyên liệu, như dầu dừa (thứ sản xuất nên xà bông) từ các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre lên Sài Gòn, đều có thể bị bắt, tịch thu. Thậm chí bị khởi tố.
Anh chị muốn có bộ tem phiếu, mời tìm quyển Thương Nhớ Thời Bao Cấp, đọc chơi. Link tiki: Thương nhớ thời bao cấp
Hình ảnh màu hoài cổ, tạo cảm giác sống động; font cổ hoài niệm, chân thực thời bao cấp; chữ O to bằng con bò, dễ đọc cực. Anh tác giả có đọc được, hãy cảm ơn tôi.
Chúng ta lại ngược sử.
Năm 1986, kinh tế bao cấp bị dỡ bỏ. Hai năm sau, ông Trịnh Thành Nhơn sản xuất kem đánh răng. Tên hai anh con trai, hân hạnh hợp thành nhãn hiệu: kem đánh răng Sơn Hải.
Người vợ, rong ruổi ký gởi các hợp tác xã trên chiếc honda, ngày hai thùng. Còn ông cũng vậy, nhưng đi xa hơn, từ mãi Đà Nẵng, xuyên tận Cà Mau tìm nơi bán hàng.
Đầu những năm 1990, cũng là lúc tiếng súng thôi vang phía bên kia biên giới.
Lãnh đạo 2 nước đã ôm nhau, nồng ấm chao đi lời nói ngọt ngào. Trung Quốc chính thức tháo biên.
Xe đạp phượng hoàng lại chạy đầy đường, thứ mà trước đó, cũng phải 4 cây vàng mới có được. Dân chúng bắt đầu vơi đi cái đói
Nhu yếu phẩm Trung Quốc, về nhiều, vừa rẻ, sản phẩm của ông không cạnh tranh nổi. Suốt vài năm rơi vào ngõ cụt, mọi thứ cứ vụn vỡ. Ông nói:
Tôi chạy quanh qua các tuyến phố cho lòng khây khỏa. Bỗng nhà ai mở băng nhạc quen thuộc, “Đây là tình khúc Dạ Lan”. Ở miền nam, “Dạ Lan là một chương trình nhạc ai cũng thích. Bà xã mình lại tên Lan. Nếu đổi tên kem đánh răng Dạ Lan, thì vừa ý nghĩa, lại vừa “đỡ” quảng cáo”. Và kem đánh răng Dạ Lan đã ra đời như thế.
Tên đã được đổi, không vì thế mọi sự khả quan hơn.
Anh chị kinh doanh chuyên đều biết, hàng hóa ký gởi, dĩ nhiên không có tiền ngay.
Trong khi lãi suất vay mỗi tháng 10-15%, mà ký gửi, thì phá sản, tính thế cho nhanh. Thì một cơ duyên khác đến…
Một ông thợ làng báo, xui ông mang ra hội chợ Hanoi bán thử.
Cơ hội có một không hai. Túi hết tiền, ông liều hỏi thăm anh em nhà bank, vay trăm triệu.
Nguyên tắc tiền vay chỉ phục vụ sản xuất. Nghe vay tiền đi hội chợ, quý anh tín dụng lắc đầu. Chị giám đốc nhà bank niệm tình hoàn cảnh, duyệt luôn.
Hai tuần ròng rã, ông Nhơn thảm hại với cái hội chợ. Dẫu ký gửi cũng không ai đắt, tết đến gần.
Thời đó, hàng hóa tỏa đi khắp các tỉnh, đều từ chợ Đồng Xuân. Vào được đây này – hàng của ông có cơ hội theo về tận miền quê.
Ông Trịnh Thành Nhơn nhanh trí, mua 100 cuốn lịch, nhờ thầy đồ phớt lên vài chữ “Cơ sở sản xuất Sơn Hải kính biếu”.
Nhờ chiến lược tặng quà, mỗi cuốn lịch kèm 10 tuýp kem đánh răng Dạ Lan. Chủ các cửa hàng ưng lịch, ok dùng thử, và bày bán.
Chỉ sau vài ngày, hiệu quả lan truyền thấy rõ. Các tiểu thương chấp nhận, ít thì nửa thùng, nhiều thì vài thùng.
Dẫu là ký gửi, nhưng đó là tín hiệu tốt, sau bao nỗ lực bán hàng của một ông chủ:
Vài ngày, chúng tôi quay lại hỏi thăm tình hình. Vừa đến, người lấy thêm 5 thùng, người 10 thùng. Conteiner của tôi hết sạch sau một tuần lễ. Từ cuối tháng 11 đến Tết âm lịch, tôi bán được 10 container nữa.
Tết đó rất vui, vợ chồng tôi trả bớt gánh nặng ngân hàng. Sang mùng 4 Tết, đã có người gõ cửa hỏi mua 500 thùng. Sau đó, ngoài Hanoi kéo nhau vào lấy hàng liên tục. Có nằm mơ cũng không thấy được.
Các chương trình khuyến mãi mới mẻ, tiếp tục được ông Trịnh Thành Nhơn áp dụng. Hộp kem có:
Vào những năm 1990, tivi là một món hàng xa xỉ. Ai có tivi, cả xã đều biết. Nhiều người còn nói, dùng kem đánh răng Dạ Lan có khi đổi đời.
Chính sách khách hàng: Tặng bàn chải đánh răng, phiếu trúng thưởng, trả lời thư tay, thăm hỏi dịp tết … là những nỗ lực, khiến kem đánh răng Dạ Lan chinh phục thị trường miền bắc.
Kem đánh răng Dạ Lan hóa rồng tại thị trường ngoài bắc. Nói không ngoa, Dạ Lan thời đó là kem đánh răng tốt nhất thế giới.
Đến năm 1994, thị phần kem đánh răng Dạ Lan cao hơn hẳn anh em P/S. Vì chất lượng kem Dạ Lan ông làm, hơn hẳn so với vị cay xè kem đánh răng Trung Quốc.
Những năm 1993 – 1994, kem đánh răng Dạ Lan chiếm 70% thị phần cả nước (từ Đà Nẵng dịch lui vào nam là 90% thị phần).
Thật không ngoa, khi nói Dạ Lan là kem đánh răng tốt nhất của người Việt Nam, lúc bấy giờ.
Thương hiệu Dạ Lan hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường, đánh bật kem đánh răng vị cay, nồng từ Trung Quốc, cút khỏi thị trường Việt.
Không những thế, ông còn xuất ngược kem Dạ Lan, sang một số tỉnh phía nam Trung Quốc; mở rộng sang Laos; Cambodia.
Đầu những năm 1990, sau khi đổi tên thành kem đánh răng Dạ Lan. Ông Trịnh Thành Nhơn có một nhà xưởng sản xuất 5 tầng; chiều rộng 17 thước, bề sâu 20 thước; án ngữ trên đường Gia Phú, quận 6, TP HCM.
Ai cũng biết, Kem đánh răng Dạ Lan nắm đến 70% thị phần lúc bấy giờ, chuyện thôi không nói nữa.
Nhận thấy nền kinh tế đương như chó mực, lững thững bước trong đêm. Nói chung tối, chả nhìn thấy gì, nói mẹ thế cho nhanh.
Nhà nước điều chỉnh, bằng chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, thông qua môi giới.
Nhãn hàng kem đánh răng Dạ Lan, thu hút rất nhiều doanh nghiệp ngoại. Ngoài Colgate, phải kể đến Unilever, P&G… Mà theo cách nói của ông: Dạ Lan như con gái đang độ tuổi xuân sắc,
Khi đó, công ty đang trong nhịp độ sản xuất, nên tôi dẫn họ tham quan nhà máy như phép lịch sự, chứ chưa nghĩ gì đến liên doanh.
Cần khu đất rộng hơn ở Bình Chánh, ông chuyển nhà máy tới đó; và gửi tất thảy thư mời, đến những người từng quan tâm, tham dự lễ khánh thành.
Sau chuyến thăm, phía Colgate cử người đánh giá tiềm năng thị trường, giá trị nhà máy… thúc đẩy nhanh quá trình liên doanh.
Doanh thu Dạ Lan đang vào đà, mỗi ngày thu về mấy cây vàng là bình thường. Tiền ông không thiếu.
Bạn bè kháo nhau, P&G và Unilever vào Việt Nam như con bão. Có lẽ, không còn doanh nghiệp Việt Nam nào đứng nổi.
Thời đó không internet như bây giờ, tôi không biết họ lớn thế nào. Nhưng nghe cũng sợ.
Thấy Colgate là nhãn hàng toàn cầu, nhà máy hoành tráng. Tôi nghĩ bắt tay với họ có thể là một cách, để chống lại “cơn bão” ấy. Hồi ấy còn ngây thơ, nghĩ liên doanh là hợp lý, nếu hoạt động đơn lẻ trước sau cũng mất thị phần.
Sau gần 2 năm nghiên cứu thị trường, phía Colgate đã thuyết phục ông:
Năm 1995, ông ký hợp tác liên doanh với Colgate…
Họ để ông giữ chức phó tổng giám đốc, phòng ốc đàng hoàng, mỗi năm nhận lương 99.000 USD đã trừ thuế.
Một con số quá hời, khi giá vàng thời đó có 5 triệu đồng một lượng. Mọi việc họ đều hỏi ý kiến tôi trước khi quyết định. Tôi tin tưởng, như người trong nhà…
Rõ ràng họ cho mình quyền lợi và tương lai, hỏi làm sao tôi không hợp tác được?
Ông cho rằng, đây là sai lầm lớn nhất trong đời, xuất phát từ nhiều thứ.
Trong đó có sự hoảng sợ của các doanh nghiệp Việt Nam, trước làn sóng đầu tư nước ngoài; và sự thiếu hiểu biết với những thủ thuật khi liên doanh.
“Yêu nhau” chưa đầy năm tròn, Colgate bảo nhãn Dạ Lan đang lao đà thua lỗ. Cần thay thế ngay, bằng sản phẩm mang nhãn Colgate.
Ông Trịnh Thành Nhơn kiên quyết phản đối. Quyền quyết định cho kẻ lắm tiền, nắm trong tay chỉ 30% vốn, ông không thể làm gì.
Mất động lực. 8 giờ sáng lê la cà phê công ty, chiều cà kê tán gẫu rồi về sớm. Họ không còn muốn ông can thiệp vào công việc nữa.
Trong lúc ông đầu tư một dự án riêng, tại Bình Chánh. Thì Colgate thông báo, đã xài sạch toàn bộ vốn góp, và tiền vay nhà bank.
Họ gợi ý ông đổ thêm 10 triệu USD. Ông ok nếu được làm tổng giám đốc, với toàn quyền điều hành. Họ từ chối, và bắt đầu khơi mào cho việc phá sản.
Họ cho tôi thêm giải pháp, nhượng lại toàn bộ cổ phần hiện có, giá chỉ 500.000 USD. Sau vài lần đàm phán cực kỳ căng thẳng, họ ok mua 5 triệu USD; điều kiện tôi – Trịnh Thành Nhơn – không được tham gia ngành hàng này trong 5 năm tới.
Ký lên quyết định giải thể liên doanh Dạ Lan – kem đánh răng tốt nhất thế giới của người Việt thời bấy giờ … ra đi từ ấy.
Đó là một ngày rất buồn, không biết giải thích thế nào, bởi mình đang chơi theo kiểu người Mỹ. Sau này ngẫm lại, đến một phần ba điều khoản, đề cập chi tiết vấn đề “nghỉ chơi” thì xử lý như thế nào.
Tôi muốn phát triển, họ muốn triệt tiêu, nên không cần xấu hổ với thất bại này.
Colgate muốn ông phải tuyên bố trước mọi người, về quyết định rút lui.
Đứng trước nhân viên, ông nói “thị phần kem đánh răng Dạ Lan từ 70%, xuống còn số 0, thì không thích hợp cho hợp tác nữa”
Nhiều ý kiến cho rằng, khoản tiền được tính bằng triệu đô, đã làm ông Nhơn mờ mắt.
Nhưng đối với người làm kinh doanh, đâu thể vì khoản tiền hậu hĩnh mà kiềm hãm đời mình.
Chỉ còn buồn cho một nhãn hàng, từng lăn lộn, khổ cực, xây dựng đã đơm hoa trái ngọt.
Hưởng chưa được bao lâu, thì khiến nụ cười Việt, mất đi một thương hiệu từng là niềm tự hào thời kỳ đổi mới, bị xếp xó.
Không cam tâm giao công ty triền miên thua lỗ, cho con cái. Dù vẫn biết khó khăn, ông Trịnh Thành Nhơn vẫn tiếp tục kiên trì, vực dậy thương hiệu, mà ông đã nuôi nấng ngày nào.
Báo cáo tài chính từ 2011 đến nay, chưa bao giờ có lãi. Nhiều khi anh em thuế tưởng gian lận, xuống kiểm tra thường xuyên.
Người ta còn nói, không sớm thì muộn, tôi cũng phá sản. Nhưng tôi vẫn cầm cự hoạt động.
Ông cho rằng, kinh doanh muốn lời nhanh, chỉ có thương mại, hoặc buôn địa ốc.
Còn ông đầu tư sản xuất, gây dựng một thương hiệu bị người ta vứt bỏ. Không thể đòi hỏi có lời ngay được.
Ông luôn gieo hy vọng, và tin vào nguồn lực bù lỗ, chờ một ngày nào đó tạo ra bước ngoặt, như lúc kem đánh răng Dạ Lan ùa về miền bắc; như dạo của 30 năm trước.
Thú thực mà nói, cũng có thời điểm tôi lung lay lắm. Tôi nghĩ nhiều về tương lai đen tối nhất của thương hiệu này, mà vẫn nhắc mình đi đến đích, không được bỏ cuộc giữa chừng.
Muốn trên kệ cửa hàng, siêu thị, cần chi phí lớn; các tạp hóa cũng không đủ chỗ trống cho ông. Phần vì ngại giới thiệu, mà còn khách hàng đã có lựa chọn của họ.
Ông Nhơn cần đến 70 nhà phân phối ở các tỉnh, đội bán hàng vài trăm người; và tham gia nhiều chương trình về nông thôn, bán hàng bình ổn…
Kiên trì giữ kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng, được xem là giải pháp tốt nhất cho kem đánh răng Dạ Lan hiện tại.
Khi cần mua kem đánh răng, trong đầu hiện lên hình ảnh nào?
Rất khó để định đoán được tương lai của một nhãn hiệu.
Họ mua không phải vì mắc rẻ, mà chủ yếu là lòng tin, nên không phải cứ đổ tiền khuyến mại là có thị phần.
Nếu không thành công lớn, thì cũng phải thành công nhỏ. Quan trọng là phải thành công, để bàn giao lại cho thế hệ sau này. Tôi không can tâm nhìn con cái tiếp quản một công ty thua lỗ triền miên, do mình gây nên.
Hơn 43 năm trôi qua, khi tiền bạc không còn là ưu tiên hàng đầu. Tôi Không được để mất đi thương hiệu Dạ Lan bằng bất cứ giá nào.
Câu chuyện có ra sao, thì ông vẫn là 1 người khổng lồ.
Hy vọng thương hiệu Kem đánh răng Dạ Lan, thông qua kênh bán lẻ online, sẽ hiện diện thường xuyên, trên vách phòng tắm của mọi nhà.
Ảnh: Anh Nguyên
Đồ hoạ: Tiến Thành
Tư liệu báo: phunuonline & vnexpress