Nên mua host ở đâu tốt, nên sử dụng những hosting nào, hay có nên mua host giá rẻ để tạo website bán hàng không… Dù là những thắc mắc nhỏ thôi, mà nếu chọn sai, bạn dễ gặp phải rất nhiều bực bội trong quá trình sử dụng…
Trước khi làm một website bán hàng, hay tạo một blog kiếm tiền… Chúng ta cần có một hosting, và mua một tên miền đã.
Cũng có những hosting giá rẻ, họ còn cấp tên miền miễn phí cho bạn luôn…
Nếu chưa biết mua hosting ở đâu tốt. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn chọn mua hosting giá rẻ theo tiêu chí “Ngon bổ rẻ”. Nếu may mắn, bạn còn được cấp tên miền miễn phí nữa.
Với người, cứ mua hosting chất lượng cao mà thiết kế website bán hàng, chứ không cần đắn đo tìm mua hosting giá rẻ làm gì.
Vậy nên bài biên này, chỉ dành cho anh em thuộc diện sắp được sổ hộ nghèo, có não bộ thông minh của công dân ưu tú thôi nha.
Để giải thích nguyên nhân, vì sao cần cẩn thận lựa mua host giá rẻ, chất lượng. mình ngược sử, dạt về quá khứ…
Bạn mình là người ngoại tỉnh, quen anh chàng ở Sài Gòn, vì thời đó cùng hợp tác kinh doanh.
Do mới lập nghiệp, chuyện gì cũng đến tay. Mến tài anh ta, mình nhờ tạo webstie để tìm hiểu thị trường kinh doanh.
Anh nói về một đêm tựa lưng lên chiếc sofa. Tìm tòi giúp mình mua hosting giá rẻ, lại được đăng ký tên miền miễn phí, đỡ thêm được khoản mua tên miền.
Cái host giá rẻ dễ sợ. Host gì rẻ có $1 đô, màu xanh lục diệp, hiệu Godaddy. Thậm chí mình không dám gọi những thứ đó là hosting nữa.
Lúc tạo website WordPress, nó không hề có bảng điều khiển ( cái đó gọi là cPanel ), giống nấu cơm lúc cúp điện vậy, lóng ngóng, khiến mình luôn cố để hiểu nó.
Bảng điều khiển cpanel của hosting DreamHsot
Mãi sau này mới biết, mua host giá rẻ, thằng bán host dấu mất cái bảng điều khiển đi rồi. Mình phải quẹt thẻ, nâng lên gói cao cấp hơn nó mới cho xài.
Không thể hài lòng được, cái web tải như lúc 3G hết tiền. Nó chầm chậm quay tròn như bánh xe đạp. Thường xuyên quay…
Giận nhất những lúc viết bài, ấn lưu, nó cũng quay tròn kiểu ấy. Thế là công sức những lúc chăm chỉ, mất trắng, ý chí lụi tàn.
Mọi thứ rẻ mạt đều dẫn tới bãi rác… Mình kiên quyết bỏ, chỉ tận dụng được domain, do nó cho đăng ký tên miền miễn phí lúc mua.
Thử nghĩ nếu mình vẫn tiết kiệm, tạo website bán hàng trên host Godaddy giá rẻ đó…
Ví dụ cứ 1000 khách hàng truy cập lúc website bán hàng lại quay. Sản phẩm mình bán lời hơn 300k, tính sơ 10% khách mua hàng nhé.
Mình thử làm toán: 100 x 300k = 30.000.000đ. Mất đi 6 tháng làm việc miệt mài, của chị em văn phòng lương 5 triệu.
Dù vậy cũng vẫn có những host giá vừa rẻ, vừa chất lượng. Những người mang linh hồn vô sản, dù mua hosting nào vẫn cần lựa chọn kỹ lưỡng một chút.
Để vừa phù hợp với túi tiền, công việc cũng trơn tru. Vì hành trình kiếm tiền online phải bền vững.
Như đưa Website SEO lên top Google tìm kiếm; nắm thêm vài chiêu bán hàng đơn giản, nhưng hiệu quả…
Sau khi đăng ký mua hosting theo hướng dẫn bên dưới này… Mình sẽ gửi tặng bạn bộ tài liệu kinh doanh hoặc kiếm tiền MMO Đặc Biệt… Để bạn trau dồi học hỏi thêm cách làm nhé.
Hosting và website như cái kho chứa hàng hóa, và phòng trưng bày. Chỉ đợi khách hàng ghé thăm, ném tiền vào giỏ.
Tưởng tượng tiếp. Mỗi ngày cả ngàn thượng đế ghé thăm, mà web nó không vào được, thì liệu ai còn muốn ném tiền cho bạn nữa.
Hãy nhớ đó là 6 tháng lương 5 triệu của chị em văn phòng miệt mài chân vắt chéo đút gầm bàn mỗi ngày.
Làm website không ổn định, Google không xếp top. Khách hàng chán nản, doanh thu thụt giảm, doanh nghiệp mục nát, mọi thứ cứ rơi rụng dần.
Một phần nguyên nhân từ mua phải host giá rẻ mà rởm. Vậy nên bạn làm kinh doanh hay kiếm tiền online, mọi thứ cần được trơn tru ngay từ đầu.
Tạo website wordpress để có sự ổn định, buộc nhà cung cấp hosting đó phải có công nghệ mới đảm bảo cho website bán hàng của bạn hoạt động ổn định, hiệu quả lâu dài.
Shared Hosting luôn ưa chuộng cho người muốn làm một blog kiếm tiền; hoặc để tạo website bán hàng theo dạng store bằng WordPress.
Tiện đây mình nhắc luôn, làm sao để mua được hosting?
Hosting là dịch vụ lưu trữ của nước ngoài, tiên tiến, được tin dùng hơn. Chả vì thế, ai cũng hướng về đồ ngoại, xài hàng ngoại.
Bạn cần làm một thẻ VISA, hoặc tài khoản Paypal, để thanh toán khi mua hosting. Tiền nhiều để trong túi làm gì lắm nữa.
Ai muốn kiếm tiền Online, mà chưa có tài khoản Paypal thì làm đi. Rảnh mình quay video, hướng dẫn cho kiếm tiền theo kiểu này.
Tiếp vụ mua host giá rẻ và tên miền để thiết kế website bán hàng nhé.
Nên mua hosting nào để làm website giữa hàng triệu nhà cung cấp hosting cả trong và ngoài nước?
Trong khuôn khổ bài viết này, mình không đề cập đến các hosting miễn phí nhé.
Bởi hosting đăng ký miễn phí, không đủ tài nguyên, và quyền sử dụng để tạo website kiếm tiền chuyên nghiệp được.
Mọi thứ miễn phí đều dẫn tới bãi rác, Anh em làm kinh doanh, hoặc kiếm tiền lâu dài, không cần quan tâm đến loại này.
Cổ truyền, ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Anh chị em chịu khó tìm đọc bài của mình, rồi mọi bế tắc trong kiếm tiền, cũng được khai sáng.
Bài viết này giúp anh chị chọn được một host giá rẻ mà tốt nhất. Mình review qua một chút cho bạn dễ lựa chọn xem đâu là nhà cung cấp đáng bỏ tiền, và những hosting nào không nên dùng.
Nên mua hosting ở đâu? Sau đây là danh sách top 5 nhà cung cấp host giá rẻ, đáng dùng nhất hiện tại.
Giúp anh em tạo website / blog kiếm tiền, thiết kế website bán hàng. Xem hết nhé, còn có những quà tặng VIP khi mua hosting nữa đấy 😀
Nên mua hosting ở A2hosting làm website.
Hồi trước mình đã thử sử dụng dịch vụ host của A2 hosting, Dreamhost, StableHost, Hawkhost, Siteground, Fastcomet, Fatcow, Godaddy, Hostgator, ipage IONOS và một số VPS của Vultr…
Ui, kể ra danh sách sẽ dài như một gang tay. Cứ bắt gặp hosting nào nhìn mặt mũi sáng xủa, chạy quảng cáo ưu đãi nọ kia là mình mua xài thử thôi.
Trong số những cái tên kể ra kia, mình thấy chỉ có một vài nhà cung cấp dịch vụ hosting là đáng dùng… Và xài ngon.
Cái tên đầu tiên Đặng Tuyết đề xuất host bạn nên dùng là A2Hosting:
Lý do mình đề xuất hosting của A2, không phải vì giá rẻ nhất. Mà vì chất lượng mình đánh giá A2hosting rất đáng dùng, mình giới thiệu đầu.
Có một bài đánh giá A2 Hosting rồi, mình rất thích. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết thông tin tại đây:
Bây giờ Đặng Tuyết sẽ giới thiệu thêm một vài ưu điểm và nhược điểm để bạn yên tâm chọn lựa nhé:
Bảng giá shared host A2hosting
A2 hosting là một trong 2 Shared host mình vẫn giữ sử dụng đến giờ.
Hướng Dẫn Mua A2Hosting Tại ĐâyNếu giá thành không phải là vấn đề, bạn hoàn toàn có thể quyết định sử dụng luôn dịch vụ của nhà cung cấp này.
Đặng Tuyết sẽ gửi tặng bộ tài liệu làm kinh doanh hoặc kiếm tiền online MMO để bạn học hỏi cùng kiếm tiền nhé
Không phải Godaddy, tất nhiên rồi. Cũng không nên mua iPage, dù 2 hãng này đều là nhà cung cấp tên miền (domain) có tiếng. Còn dịch vụ hosting thì dở tệ.
Muốn mua host giá rẻ, chất lượng thì không thể bỏ qua cái tên hosting Hawkhost được.
Hosting Hawhost có cPanel
Mình còn một Website vệ tinh, đã nằm ở đây 3 năm rồi. Cho đến giờ chưa gặp phải bất cứ vấn đề nào nghiêm trọng.
Update: hiện mình đã dời website về A2hosting.
Đợt đó mình nhờ họ hỗ trợ vài lần. Lúc mới tham gia, đội ngũ của Hawkhost đã giúp mình chuyển web đến máy chủ của họ.
Tất nhiên, cPanel cũng phải có nữa, nó hỗ trợ addon tối ưu tốc độ (chức năng cache của hệ thống sử dụng bộ nhớ RAM tăng tốc độ RAM).
Khiến Website cũng khá nhẹ, truy cập lúc nào cũng có vẻ nhanh hơn. Và cả sao lưu backup trạng thái web mỗi ngày (R1Soft Backup) nữa.
Không may mà bạn có trót nghịch dại, làm Website bị lỗi. Mọi người chỉ cần vài thao tác khôi phục website ngày hôm trước. Kiểu vặn ngược kim đồng hồ, đưa website WordPress về lại hôm qua.
Ngoài ra, hosting Hawkhost còn hỗ trợ máy chủ tại Hongkong và Singapore, giúp tốc độ tải website nhanh hơn.
Nhưng điều này không còn quan trọng nữa, hiện Cloudflare Việt Nam hỗ trợ tốc độ tải về rất nhanh rồi, dù có mua host ngoài đảo.
Hosting HawkHost thích hợp cho blog kinh doanh, người tạo website bán hàng mới.
Các gói host giá rẻ của Hawkhost gồm:
Hai gói Shared host giá rẻ của hosting Hawkhost
Nhưng dung lượng ổ cứng được cấp sẵn khá ít, chỉ tầm 10G. Kể mà cho 20G thì đẹp, bạn có thể xem gói tiếp theo.
Nếu cần một host giá rẻ khác, có hỗ trợ đăng ký miễn phí cả tên miền, hosting Hawkhost không có. Mời anh chị em xem tiếp 2 hosting bên dưới…
GreenGeeks – Luôn đem đến sự hài lòng ($59.40/năm)
Có tuổi đời cũng khá lâu, từ 2006.
Hosting GreenGeeks được biết đến là công ty sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch thân thiện với môi trường.
Điểm nhấn là Hosting GreenGeeks cũng đã chuyển một máy chủ, dời đến Toronto – nơi có khí hậu mát lạnh, để tận dụng làm mát cho cả hệ thống ở đó.
Không những thế, GreenGeeks cũng có mã giảm giá ($2.95 / tháng) nếu sử dụng 3 năm.
GreenGeeks còn có chính sách hỗ trợ đăng ký tên miền miễn phí cho người dùng mới.
Tính năng khác là cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí, bởi Let’s Encrypt chỉ trong vài cú click chuột. Thuận tiện trong việc bảo mật web của anh chị.
Google ưu tiên các website sử dụng SSL, và được đánh giá cao trong công cụ tìm kiếm.
Điều đáng bàn nhất của người làm webite, không phải là giá mà là độ ổn định.
Bài test kiểm tra tốc độ trên GreenGeeks
Kiểm tra tốc độ máy chủ London 120 ms
Bảng Giá Hosting GreenGeeks
Hosting GreenGeeks tuy giá rẻ, được miễn phí tên miền. Nhưng dưới đây mới là Hosting mình thích xài nhất…
Cũng như GreenGeeks. Hosing DreamHost cũng là một hosting giá rẻ có đăng ký tên miền miễn phí…
Dreamhost tặng miễn phí 1 tên miền, cho lần mua đầu tiên. Tên miền đầu tiên của mình cũng do Hosting Dreamhost cấp cho.
Chẳng có điều gì để phàn nàn về chất lượng, tốc độ, và trải nghiệm người dùng từ hosting Dreamhost cả.
Một lần có vẻ web của mình bị virus, hay ai đó tấn công. Nhân viên DreamHost đã giúp mình thoát khỏi vấn đề này, nhiệt tình, chu đáo lắm.
Có 2 gói, mọi người chọn gói 2 nhé.
Bắt đầu với $3.95 đô ( thời mình mua là $9.95 ) mỗi tháng của gói Shared Hosting for wordpress, nếu có khuyến mãi của DreamHost.
Giá Hosting DreamHost
Đây cũng là một trong số ít ỏi hosting giá rẻ, được chính trang WordPress.org đưa vào top 2 các hosting khuyên dùng cho WordPress.
Cam kết 100% thời gian uptime liên tục, đây là điều khó có thể tìm thấy ở đa số các nhà cung cấp khác.
Và điều tuyệt vời là Dreamhost hào phóng tặng miễn phí tên miền có địa chỉ ip riêng cho mỗi domain mà bạn thêm vào.
Đó là điều mà chẳng nhà cung cấp nào có được. Trong khi giá mỗi ip thường là vài dollar mỗi tháng.
Với những gì ở trên, thì chẳng có lý do gì để lo lắng về chất lượng của hosting Dreamhost cả.
Website đầu tiên mình làm cũng mua hosting ở DreamHost. Tên miền đầu tiên của mình cũng do DreamHost cấp miễn phí.
Dreamhost hosting vẫn được xếp vào mức giá phải chăng cho website trên nền WordPress. Quá hào phóng với chất lượng dịch vụ, và danh tiếng của họ.
Bạn nên chọn gói Shared Hosting cho WordPress lý tưởng với một trang web dưới 2000 lượt truy cập mỗi tháng.
Phù hợp cho website hay blog thuộc lĩnh vực danh mục đầu tư, website cá nhân, và cho doanh nghiệp nhỏ.
Nếu bạn là một cô gái viết văn, chứ không phải là anh chàng kỹ thuật. Hosting Dreamhost là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Điều mà mình muốn nó rằng, mọi thứ đã được tối ưu quá tốt cho người dùng mới.
Đặc biệt, các email thắc mắc đều nhận được câu trả lời rất lịch sự, rõ ràng của đội nhóm hỗ trợ Dreamhost.
Dreamhost tốt nhất, nhưng lưu ý các mã giảm giá của Hosting DreamHost chỉ dành cho người mua mới.
Nếu bạn là người mua mới, lấy mã giảm giá và hướng dẫn mua Hosting DreamHost A-Z ở đây:
hướng dẫn mua dreamhostBởi vậy, nếu bạn lần đầu tiên làm Website bán hàng, hay lần đầu làm Blog để kiếm tiền Online (làm MMO)
Thì DreamHost là hosting bạn nên sử dụng nhé. Hosting này xài khá Sướng.
Để bạn nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ, kiến thức áp dụng vào kiếm tiền.
>> Đăng Ký Nhận Bộ Tài Liệu Tại Đây
Tiếp theo, Đặng Tuyết giới thiệu với bạn một hosting khác mà mình đã từng sử dụng…
Mình đã có bài review chi tiết riêng cho hosting Fastcomet rồi. Trong bài này, mình điểm lại thông tin nổi bật nhất về hosting này.
Fastcomet về độ ổn định, và tốc độ nhanh miễn bàn. Mình thích nói về khía cạnh khác hơn, khi nói đến Fastcomet.
> Chú ý: Chương trình tặng miễn phí tên miền trọn đời của Fastcomet đã kết thúc mọi người nhé
Đi làm web, anh em đã biết tìm đến các nhà cung cấp tên miền miễn phí. Đó cũng là một ý hay, tiết kiệm được gì, quý cái đấy. Lúc khởi đầu nên như vậy.
Vấn đề là các đơn vị này, miễn phí trong năm đầu. Các năm sau vẫn phải trả như thường, chi phí đắt gấp nhiều lần. Godaddy là một ví dụ như vậy.
Nói xuông mà thiếu dẫn chứng không ăn thua.
Mình mua hosting Godaddy miễn phí tên miền 1 năm. Năm 2 gia hạn domain trả 18 dollar, phí hosting trời ơi tăng gấp 3.
Nếu chỉ mua tên miền, nhận khuyến mãi năm đầu $3 dollar, năm 2 trả $18 dollar, mắc gấp 6 lần.
Năm đầu đang miễn phí, anh em hoan hỷ lắm. Thời gian thoáng qua như buổi sương tàn, phí gia hạn domain và hosting tăng gấp nhiều lần, khiến mình rất phiền lòng – theo cách Fastcomet gọi bằng từ Sneaky = khôn lỏi, điếm thúi chiêu trò.
Trời ơi trả nhiều tiền quá, anh em khôn lỏi transfer đi nhiều nơi. Chạy trời sao khỏi nắng, bởi đó là cách họ kinh doanh, anh em định chạy đi đâu?
Làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Fastcomet đem đến sự ổn định, mãi mãi cho anh chị:
Đây là điểm làm hosting Fastcomet khác biệt với thế giới.
Fastcomet luôn đem đến lựa chọn tốt nhất, trong số hosting mình từng sử dụng. Anh chị yên tâm mà sử dụng.
Mình còn 1 site tại đây, 2 năm rồi. Cùng với ưu thế: tên miền miễn phí mãi mãi, chi phí phải chăng. Mình chưa gặp rắc rối nào để phải chuyển cả.
Cần hỏi gì, họ cũng hỗ trợ rất nhanh qua live chat nữa.
Với những ưu thế nổi trội, giá của Fastcomet như thế là rẻ. Người ít tiền cũng dễ tiếp cận:
Shared hosting Fastcomet gồm các gói sau:
Update: Hiện tại mình đã di dời tất cả các website sang A2hosting. Không còn sử dụng hosting Fastcomet nữa.
Vì website của mình gặp một số sự cố trong thời gian dài, mất rất nhiều khách hàng.
Và khi phát hiện ra họ đã không xử lý rốt ráo lỗi của họ cho mình. Xem lý do tại đây
Đó là một trong số 5 hosting giá rẻ. Và sau khi xem đánh giá xong, hy vọng bạn biết được hosting đáng dùng nhất.
Khi đã chọn được hosting rồi, anh chị ấn vào nút bên dưới, để đến trang hướng dẫn mua hosting và cài đặt website:
Hướng dẫn mua hosting từng bướcNên mua hosting ở đâu, hay mua host nào giá rẻ hơn, bạn comment dưới phần bình luận cho mình biết với nhé…