Đặt tên domain thật mạnh cho người kinh doanh - 7 nguyên tắc đặt tên

7 cách đặt tên domain ( tên miền ) cho website kinh doanh

Chọn tên domain .com, .net, .vn? Cách đặt tên domain như thế nào?

Đặt tên domain (tên miền) là bước chuẩn bị cho một trang web sáng lạn, lâu dài của người kinh doanh online, hoặc cho người kiếm tiền MMO, một nghề rất tương lai.

Vậy chọn tên miền (domain name) thế nào để vẫn giữ nguyên năng lực cạnh tranh, mà còn tránh được tình huống dở khóc dở cười … thì không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.

Hôm qua chung mâm với một doanh nhân lịch lãm. Anh đưa mình bó hoa ơ nhân ngày gì đấy?

Nhân lần đầu gặp em  câu nói khiến mình hết sức ngỡ ngàng, zai ga lăng đã gặp đủ, nhưng đó là gặp hẹn hò.

Còn với khách hàng, thì đây là lần đầu. Lão này quả nhiên rất biết lấy lòng phụ nữ đây.

Cả bữa tối, chủ đề chỉ xoay sản phẩm đang bán, giải pháp thu hút khách hàng, chiến lược bán ra, chứ mình không phải làm rau cho người ta chăn nhé.

Anh kinh doanh sản phẩm tăng cường sinh lý đàn ông, tương tự như rocket vậy, nhưng là hàng nhập khẩu.

Bây giờ anh muốn chiến thêm ngách sinh lý nữ giới, muốn tận dụng lượng khách hàng từ Google sẵn có.

Nhưng tên miền website lại chứa từ khóa sinh lý nam; một trang chuyên về sức khỏe nam giới mà lại bán sản phẩm cho nữ, nghe có gì đó không đúng.

Đặt tên miền domain

Domain (tên miền) là gì & cách lựa chọn tên miền

Domain ( tên miền ) là tên dùng để truy cập thẳng vào một website/blog riêng biệt của mọi người.

Thí dụ trang của mình là: kiemtienedu.com

Nó giống như anh shipper tìm đường đến nhà bạn, là nhờ vào địa chỉ nhà vậy. Hiểu đơn giản như thế anh chị ạ, đừng sách vở làm gì.

Cách đặt tên domain có quan trọng cho SEO không?

Một lần nhìn ông anh hàng xóm lôi ra chiếc ví tróc lở, rách toác, rách te tua rơi luôn gói durex. Doanh nhân bảnh bao nhìn cái ví đen không mê nổi.

Thấy mình càu nhàu, ổng bảo mua ví ngoài hội chợ, nhàu nhĩ là một đặc tính, 1 năm thay 3 cái, là thành ví 300k ha ha.

Quả thực, hàng hóa bán hội chợ tỉnh không thể tốt hơn được.

Mình khoe bạn trai mới mua cái ví dệt thổ cẩm 80k. Đường chỉ nét căng, đưa vào mồm nhai, cắn như xé mực cũng không rách nổi.

Tiện mình tìm luôn trên mạng đặt mua giùm ổng 1 cái.

SEO website đưa sản phẩm lên Google

Sẽ như thế nào, nếu website anh chị cũng lên google, và được hàng ngàn khách hàng tìm đến như vậy?

Thiết kế website đưa vào kinh doanh online, lên được Google là một trong những chiến lược bán hàng lâu dài và bền vững nhất. Gọi là làm SEO ( Search Engine Optimization )

Triết lý SEO ngày xưa nói rằng – tên miền chứa từ khóa hỗ trợ tốt cho SEO. Nhưng bây giờ tên miền không còn hỗ trợ nhiều cho SEO nữa.

Google có đưa website của mọi người lên hay không, phụ thuộc vào chiến lược phát triển nội dung bên trong trang web: trước hết là mang lại trải nghiệm thật tốt cho người dùng, sau là một vài thủ thuật đơn giản khác mà mình sẽ chia sẻ ở bài sau.

Nên mọi người đừng quá coi trọng vào việc đặt tên domain theo chuẩn SEO làm gì.

Chỉ cần lưu ý, đặt tên domain theo 7 nguyên tắc phía dưới để tránh rủi ro cho anh chị là được rồi.

Cách chọn đuôi tên miền .com, .net, .vn như thế nào

Tên miền (domain name) thường có dạng:

    • .com .net phổ biến nhất, thường dùng trong các hoạt động thương mại, tin tức báo chí.
      Anh chị nên ưu tiên đặt tên domain loại này, vì nó thân thuộc.
    • .org, .club dùng trong các tổ chức đoàn thể.
      Thí dụ vn-zoom.org là một diễn đàn lớn về công nghệ.
    • .Edu.vn, .edu thường được sử dụng trong các trường đại học, và website lĩnh vực giáo dục.

Ví dụ về tên miền

    • Tên miền quốc gia .vn: giá mua tên miền loại này thường đắt hơn nhiều lần so với domain quốc tế.

Hơn nữa, mua tên miền loại này thường phải đăng ký, khai báo thông tin với nhà nước để tiện kiểm soát, khá phức tạp.

Đã vậy còn không cho phép ẩn tên người đăng ký. Chính lý do này, mình bỏ luôn domain .vn ngay sau khi mua, dù đã thanh toán luôn 3 năm.

    • Ngoài ra còn có cả trăm đuôi khác nữa, nghe rất lạ và không thân thuộc, khó nhớ nên ít người dùng. Mọi người ưu tiên chọn đuôi .com hoặc .net cho khách hàng dễ nhớ.

4 cách đặt tên domain phổ biến

Mọi người chắc hẳn sẽ nhớ website, của anh chàng bán sản phẩm uống tăng cường sinh lý nam giới, mình kể bên trên không? Đó là cách đặt tên miền theo sản phẩm, dịch vụ.

Đặt tên domain theo sản phẩm dịch vụ

Cách đặt tên domain có dạng mã giảm giá: magiamgia.com, bản lĩnh đàn ông: banlinhdanong.com, dịch vụ kế toán: dichvuketoan.vn là cách đặt tên miền, theo mô tả theo tên gọi dịch vụ thuần nôm, rất thân thiện trong đời sống của chúng ta.

cách đặt tên miền

Hơn nữa đặt tên kiểu này thường chứa luôn từ khóa, thuận tiện chút ít để làm SEO đưa website, blog lên Google sau này. Nhưng là chút ít thôi nhé, vì tên domain chứa từ khóa, hiện không còn quan trọng đến SEO nhiều như trước.

Hoặc thí dụ, nếu mọi người nghĩ cần tìm một địa điểm để ăn uống, thì có diadiemanuong.com, dễ nhớ phải không.

Đặt tên theo thông lệ thường gọi, anh chị rất dễ đưa sản phẩm vào tiềm thức khách hàng.

Coi vậy thôi, chọn tên miền như vậy có một nhược điểm không thể chữa được, là khó phát triển xâm lấn sang ngành nghề, dịch vụ khác.

Như anh chàng bán sản phẩm sinh lý nam, giờ đây đòi bán thêm sản phẩm cho phụ nữ thì chỉ có cách chọn một tên miền mới, xây dựng lại từ đầu thôi.

Mình nói rõ luôn cả ưu nhược điểm, cho mọi người cân nhắc trước khi mua đó.

  • Bởi tên miền là số 1, duy nhất trên thế giới này, như địa chỉ nhà mình ấy.
  • Đã mua, không thể đổi lại được nữa.
Chọn tên miền chứa một phần từ khóa

Khi muốn mua điện máy, mọi người sẽ nghĩ trong đầu tên thương hiệu nào đầu tiên? Muốn mua điện máy, thì đến điện máy xanh phải không, ta có ngay: dienmayxanh.com

Đặt tên domain:
  • điện máy + xanh thành: dienmayxanh.com được coi là domain (tên miền) chứa một phần từ khóa.
  • thế giới + di động thành: thegioididong.com
  • bách hóa + xanh, thành :bachhoaxanh.com
Hay như tên miền mình đặt:
  • kiếm tiền + edu cũng chứa một phần từ khóa.

Chọn lựa tên miền chứa một phần từ khóa như thế này, có thể dùng làm thương hiệu lớn mạnh sau này.

Cái tên cũng gần gũi với người dùng nữa. Khi lựa chọn tên miền, anh chị nên ưu tiên chọn tên miền theo cách này.

Đặt tên domain theo tên doanh nghiệp

Ở Việt Nam, rất nhiều tên miền đẹp, đặt theo tên thương hiệu có thể kể đến như: Hoàng Anh Gia Lai: hagl.com.vn; dầu gội Romano, ta có romano.vn; coopmart.vn …

"<yoastmark

Ở nước ngoài có: Toyota.com; sony.com; Amazon.com … Mình cá mọi người có thể kể thêm vài cái tên.

Việc chọn tên miền theo tên doanh nghiệp như thế, cũng là sự lựa chọn hàng đầu cho các startup lớn nhỏ.

Đặt tên miền theo thương hiệu cá nhân

Đây là cách chọn tên domain theo tên người tạo, đặt tên miền bằng tên cá nhân.

Thường xây dựng dưới dạng một blog, theo lối chia sẻ kinh nghiệm, và sự hiểu biết của tác giả. Tạo được cảm giác thân thiện cho người đọc.

Thường gặp ở những kênh kiếm tiền online, affiliate như thachpham.com; blogger Nhị Đặng nổi tiếng về du lịch với tên miền nhidang.com …

Thực ra việc đặt tên domain, theo tên cá nhân để chia sẻ lại những trải nghiệm, chia sẻ theo hiểu biết của mọi người về sản phẩm lại là lựa chọn thông minh.

Người đọc tin vào kiến thức được chia sẻ, hơn là những quảng cáo thông thường. Vì phát triển theo hướng này, bạn đang giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến cho độc giả.

7 nguyên tắc lựa chọn đặt tên domain trong kinh doanh

4 cách lựa chọn tên miền mình giới thiệu ở trên, thế giới đều sử dụng theo 4 cách ấy, ý là nó phổ biến, thường thấy.

Ngoài 4 cách lựa chọn tên miền ấy ra, mình còn có 7 lưu ý để quý anh chị lựa chọn cho đúng nhé:

Nguyên tắc 1: đuôi domain .com phải còn

Mỗi tên miền đều là duy nhất. Tên miền đuôi .com (dotcom) người khác mua rồi, anh chị nên chọn tên khác.

Cũng là để tránh trường hợp dở khóc dở cười: anh chị đầu tư bỏ công sức, học hỏi và cả sức sáng tạo xây dựng được sự nghiệp.

Đứa khác có tên miền, đuôi .com đặt y chang bạn, gây nên nhầm lẫn thương hiệu. Lúc đó anh chị tự biến mình thành kẻ thất thế. Sức cạnh tranh yếu hơn, năng lực cạnh tranh dần bị suy kiệt.

Chúng ta làm kinh doanh. Ai cũng đều phải tự ý thức được sự nghiệp kinh doanh phải lớn mạnh theo hướng có lợi. Chứ không ai vừa làm kinh doanh, vừa chờ tin nó sụp đổ cả.

Để mọi việc việc dù là nhỏ nhất, cũng đều làm theo nguyên tắc chu đáo, tính chuyên nghiệp cao.

Việc lựa chọn tên domain ( tên miền ) cũng phải như vậy, nghiễm nhiên .com phải còn.

Hoặc kinh doanh trong nước, việc nhãn hiệu phát triển lớn mạnh, bạn có thể mua luôn .vn; .com.vn cũng được, nên làm.

Tuy nhiên điều ưu tiên nhất, tên miền .com – tên miền toàn cầu phải còn.

Nguyên tắc 2: tên domain phải đánh vần được.

Theo chia sẻ của các luật gia tên tuổi, tên thương hiệu được bảo hộ, phải đánh vần được.

Không hiếm trường hợp, chủ các startup lấy chữ cái đặt sát nhau thành tên thương hiệu. Tất nhiên tên miền cũng thường lấy theo tên thương hiệu.

Đơn cử như BMW, ANZ hay ở Việt Nam có ACB, FPT đều phải chuyển qua phối màu, cách tân chữ cái để được bảo hộ thương hiệu bằng hình ảnh.

Điều này phản ánh tư duy khá … lúa khi đặt tên thương hiệu. Anh chị em lưu ý điều này nhé.

Nguyên tắc 3: chọn tên domain nên lồng ghép các nguyên âm: U E O A I ( uể oải )

Tên miền thường lấy theo tên thương hiệu.

Không phải ngẫu nhiên 80% thương hiệu nổi tiếng từ Á sang Âu, đi loanh quanh địa cầu đều thấy:

  • Thế giới có: Honda, Yamaha, Liberty, Cocacola.com, Casio.com, Sony.com, Apple.com, Facebook.com, Amazon.com, Google.com, Kodak.com … mời anh chị bổ sung danh sách.
  • Chúng ta có: Zalo, bánh Poca, Romano, mì tôm Omachi; thời trang có nhãn hiệu Alcado, Kentazo …

Đó không phải ngẫu nhiên, mà đều do bậc thầy am hiểu về hành vi và thương hiệu đặt cho đấy.

Tất nhiên không phải ép buộc, mà anh chị nên làm theo như thế. Nghe theo thì luôn có lợi.

Vì tiềm thức thích điều đó. Nếu chợt thấy khách hàng thích mình nhưng lại mua hàng của đối thủ, thì anh chị thử soi lại cái tên.

Nguyên tắc 4: Tránh đặt tên domain dễ nhầm lẫn với nghĩa không may mắn

Hiện tượng câu cú đồng âm, khác nghĩa xảy ra nhiều lắm.

Điều này đặc biệt nhiều đối với các thương hiệu nước ngoài. Anh chị có thể hiểu bao quát các tai nạn khó đỡ vì tên thương, có hiệu trên thế giới tại đây: news.zing.vn

Còn đối với ngữ nghĩa tiếng Việt, cực phong phú, dễ hiểu lầm. Mọi người thử đọc vài cái tên xem nhé: tangtoc.com ; banlon.com, buoi.com …

Đặc biệt, những tên miền kiểu như thế, được xếp vào danh sách: phi chuẩn thuần phong mỹ tục, không được đăng ký và bảo hộ. Dịch cách khác là bị cấm ở Việt Nam.

Nguyên tắc 5: Lựa chọn tên domain không được mô tả ngành nghề

Nếu bạn phi thuyền bơi ra biển, quyết chí tu nghiệp lớn, nguyên tắc 5 này cũng là điều tối kỵ.

Đơn giản rằng thương hiệu gắn mô tả nghề nghiệp, không được quyền bảo hộ.

Ví dụ ngắn như thế này: anh chị xây dựng thương hiệu ngành thời trang, mà có kèm chữ Fashion; làm xây dựng, xếp thêm chữ Build … đều không được bảo hộ thương hiệu, bất kể ở đâu.

Không được bảo hộ thương hiệu

Đơn cử Việt Nam có tên thương hiệu HTVsite.com khá nổi tiếng. Là đơn vị đào tạo lĩnh vực IT, nhưng vi phạm nguyên tắc đặt tên “Site”, cạnh mô tả tên thương hiệu.

HTVSite.com không được bảo hộ thương hiệu, do “site” là mô tả ngành nghề. Cuối cùng cái tên đó mất thẳng cẳng.

Nguyên tắc 6: Không nên đặt tên thương hiệu có mô tả địa danh

Tên thương hiệu của anh chị, có chứa tên địa danh, cũng không được bảo hộ mọi người ạ.

Tất nhiên, vẫn có bia Sài Gòn, Việt Nam Airline, American … chỉ một vài tên thương hiệu cực lớn, có từ lâu đời như thế sẽ được cả chính phủ bảo hộ.

Còn mình mới toe, càng phải tránh xa cách đặt tên kiểu ấy, mọi người nhé.

Nguyên tắc 7: Chọn tên domain theo tên thương hiệu, có 2 âm tiết là tốt nhất

Những tên miền có 2 âm tiết luôn dễ đọc, dễ nhớ, dễ in trong đầu khách hàng.

Bạn đọc thử Sony.com, Apple.com, Samsung.com, kinhdo.vn xem.

Lựa chọn domain theo kèm tên thương hiệu (brand domain name) có 2 âm tiết, phát âm rất lực, nghe rất tròn âm.

Việt Nam có kinhdo.vn nữa, nhưng tiếc là bị mua mất rồi. Tên miền kinhdo.com cũng không còn.

Nhưng về các nguyên tắc này, phải kể đến các trang thương mại điện tử: rongbay.com; enbac.com; muachung.com; muare.com …

Tất nhiên tên có 3, hay 4 âm tiết cũng chẳng sao, nhưng xét về độ mạnh tương tác và ghi nhớ, lẫn cả phát âm, người ta vẫn chuộng nói theo 2 âm tiết hơn.

Ví dụ những điệu hò trên các bàn nhậu sẽ là: một, hai, ba zoooooo. Các pha cuối chỉ còn lại: hai ba zooo, hai ba zooo cho tiện mồm. Nghe vui không?

Tạo ấn tượng, khác hàng biết đến nhanh.

Nên mua domain ( mua tên miền ) ở đâu?

Một số đơn vị chuyên cung cấp tên miền, uy tín trên thế giới có thể nhắc đến:

  • Godaddy.com
  • Namesilo.com
  • 1AND1.com
  • Namecheap.com – toàn bộ hệ thống tên miền của mình, đều chuyển về đây.

Vì các bạn support toàn là nữ, rất thân thiện, lắng nghe hỗ trợ livechat đến khi mình không hỏi nữa thì thôi. Và giao diện trỏ tên miền về host cực dễ hiểu, mình không gặp phải khó khăn nào cả.

Xem thêm: hướng dẫn mua domain tại namecheap, trong trường hợp mọi người đã có hosting.

Nếu chưa có cả hosting, thì nên chọn mua host tặng miễn phí tên miền cho tiết kiệm chi phí.

Cuối cùng mua tên miền

Khi đã xác định chọn được tên domain .com rồi, bạn nên mua luôn cả đuôi .net; .org để đảm bảo không ai giả danh được khi anh chị, khi lớn mạnh.

Mua hosting và tên miền xây dựng website/blog, là lựa chọn đúng đắn cho người kinh doanh online, theo hướng lâu bền nhất

Do vậy, anh chị cần để ý đến việc lựa chọn tên miền, và tìm mua hosting chất lượng, nhằm đảm bảo website kinh doanh hoạt động ổn định.

Xem thêm:

  1. Hướng dẫn từng bước cách mua tên miền
  2. Hướng dẫn từng bước mua hosting giá rẻ và chất lượng

Bài viết đến đây, mọi người có câu hỏi, hay thắc mắc nào. Mời quý anh chị comment bên dưới.

Hẹn gặp lại.

5 1 vote
Article Rating
guest

8 Comments
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
View all comments
vutam
vutam

mình đặt tên miền codebank.com và tên cty codebank có được không bạn, lĩnh vực IT

Tùng
Tùng

Chào Tuyết, cho mình hỏi tại sao bạn không đăng ký tên miền kientienedu.vn vậy, để bảo vệ thươg hiệu

Tùng
Tùng

Chào Tuyết, cho mình hỏi tại sao bạn không đăng ký tên miền kiemtienedu.vn vậy, để bảo vệ thươg hiệu

Ngọc Tú
Ngọc Tú

Chào chị, em đang phân vân giữa tên cá nhân và tên thương hiệu thì e nên chọn cái nào thì hợp lí ạ? Cụ thể là lamngoctu.com và pinpis.com

Ngọc Tú
Ngọc Tú

Chào chị, em muốn làm trang blog và có tiếp thị liên kết. Nhưng em đang phân vân giữa tên cá nhân và tên thương hiệu, em nên chọn cái nào thì hợp lí ạ? Cụ thể là lamngoctu.com và pinpis.com.

8
0
Would love your thoughts, please comment.x